CHU TÔNG VĂN (Thế kỷ XV)

Tương truyền làng Đa Sỹ quê ông chỉ gồm một số gia đình thuộc 5 dòng họ Chu, Lưu, Biện, Trần, Vũ. Gọi là làng nhưng lại tập trung trong một ngõ Dừng. Nơi đây phong cảnh đẹp nổi tiếng, có cây cối mát mẻ, có sông nước chảy qua êm đềm, nên thơ. Chính vì thế, đây là điểm dừng chân nghỉ ngơi tuyệt vời của các sĩ tử ở tỉnh Đông (mạn Hải Dương, Hải Phòng ngày nay) trên đường lên kinh ứng thí và lúc trở về.

Ngay từ nhỏ đã sớm tiếp xúc với những bậc túc nho, các bậc anh tài một lòng nấu sử sôi kinh mong ngày đỗ đạt vinh quy và không khí khoa cử, thi thư, Chu Tông Văn đã hấp thụ tinh thần tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ của Khổng giáo. Tại kỳ thi Hội, thi Đình khoa Kỷ Mùi niên hiệu Cảnh Thống 2 (1499) đời Lê Hiến Tông (1498-1504), ông thi đỗ Đệ nhị giáp tiến sỹ xuất thân (Hoàng giáp), được vua ban áo mũ, cưỡi ngựa vinh quy bái tổ. Đây không chỉ là niềm vinh dự, mở ra bước ngoặt về con đường cử nghiệp vẻ vang cho dòng họ Chu mà còn cho cả làng Đa Sỹ quê ông, để rồi sau này, cái tên Đa Sỹ đã đi vào thơ văn truyền miệng của dân gian trong vùng như một niềm tự hào về vùng đất hiếu học, khoa bảng.

Chùa Thứa, phường Dị Sử - quê hương nhà khoa bảng Chu Tông Văn

Sau khi đỗ đạt, Chu Tông Văn được bổ nhiệm làm quan đến chức Đông các đại học sĩ. Đặc biệt, trong cuộc đời quan lộ, với tài năng, trí thông minh và sự linh hoạt trong ứng đối, ông đã được triều đình cử đi sứ sang nhà Minh. Tuy không biết rõ ông đi sứ năm nào, nhưng qua nguồn sử liệu và các giai thoại về quan hệ bang giao, đối ngoại giữa nhà Lê với nhà Minh (Trung Quốc), có thể thấy công lao to lớn và trí thông minh, linh hoạt của các vị sứ quan, góp phần duy trì, hàn gắn mối bang giao, tạo điều kiện để duy trì nền thái bình thịnh trị trong nước giai đoạn này.

Trích nguồn: Ban Thường vụ Thị ủy Mỹ Hào

Tin liên quan

LIÊN KẾT WEBSITE

Đánh giá của bạn về cổng thông tin điện tử






Gửi đánh giá Xem kết quả
24 người đang online