10/05/2023 | lượt xem: 3 LÃNH NGHIÊM (1874-1964) Khi khởi nghĩa Bãi Sậy thoái trào, ông cùng Nguyễn Tuyển Chi theo Đỗ Kỷ và Đồ Năm lên Yên Thế. Tại đây, ông được Hoàng Hoa Thám giao cùng Điển Ẩn thảo công văn, mệnh lệnh, thư từ giao dịch. Hoàng Hoa Thám đổi tên Nguyễn Đình Cố là Nguyễn Nghiêm phong Tham tán quân vụ (Đốc binh) nên còn gọi Đốc Nghiêm. Ông thành lập “Trung Châu ứng nghĩa đạo” ở các huyện thuộc hai tỉnh: Bắc Ninh, Hưng Yên chuẩn bị lực lượng khi Hà Nội khởi nghĩa sẽ đem quân chi viện. Ít lâu sau, ông được Hoàng Hoa Thám cử đưa quân về Hà Nội chờ ngày khởi sự. Việc bị lộ, ông cùng một số nghĩa quân lui về Yên Thế. Sau vụ Hà thành đầu độc, khởi nghĩa Hà thành thất bại, thực dân Pháp dò biết Hoàng Hoa Thám là chủ mưu. Sáng ngày 30-11909, chúng tấn công đồn Phồn Xương. Khi đến cầu Cống Gồ, quân Pháp bị quân Lãnh Nghiêm chặn đánh, bị thiệt hại nặng. Năm sau, tháng 1-1910, chúng liên tục tấn công lên Yên Thế. Nhiều tướng lĩnh tử trận, bị bắt hoặc cùng đường phải ra hàng, Lãnh Nghiêm trốn khỏi Yên Thế. Nhiều lần, ông tìm lên Yên Thế nhưng bị địch chặn đường không về được. Tháng 2-1913, được tin Hoàng Hoa Thám bị giết, ông cải trang, thay đổi danh phận, sống nay đây mai đó. Từ năm 1920 trở đi, sự truy lùng tướng lĩnh nghĩa quân Yên Thế lơi lỏng, ông trở về Hà Nội. Ngoài 80 tuổi, Lãnh binh Nguyễn Nghiêm mới về làng Hòe Lâm sinh sống. Ông mất tại quê nhà ngày 1-6-1964. Trích nguồn: Ban Thường vụ Thị ủy Mỹ Hào
Quyết định Xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh đối với Địa điểm thành lập Chi bộ Cộng sản đầu tiên của thị xã Mỹ Hào
Kế hoạch Bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch thị xã Mỹ Hào
Quyết định của UBND thị xã Mỹ Hào về việc sửa đổi, bổ sung điểm n khoản 1 Điều 2 của QĐ số 08/2022/QĐ-UBND của UBND thị xã Mỹ Hào quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Phòng QLĐT thị xã Mỹ Hào
Báo cáo Sơ kết 03 năm triển khai thực hiện Quyết định số 06/2020/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn thị xã Mỹ Hào